10 BÀI HỌC KINH DOANH LỚN TỪ CỰU CEO APPLE – STEVE JOBS


Bạn có biết rằng, Steve Jobs, người đã đưa Apple thoát khỏi thời kỳ đen tối bằng những chiến dịch quảng cáo ấn tượng, không hề sở hữu bất kì bằng cấp hay chứng chỉ nào về quảng cáo hay Marketing. Vậy bí ẩn trong những chiến lược Marketing của cựu CEO Apple này là gì? Hãy tìm hiểu ngay sau đây:
Bài học 1: Hãy cứ đơn giản hóa mọi thứ
“Khách hàng tiềm năng chẳng bao giờ cần đến các chiến dịch marketing phức tạp với hàng ngàn thông tin trôi nổi.”
Apple nhận thức vấn đề này từ rất sớm và họ luôn đảm bảo chiến dịch quảng cáo của họ luôn ở mức đơn giản nhất. Thay vì sử dụng các hình ảnh với kỹ thuật phức tạp, việc họ làm là đưa ra các tính năng nổi trội của snar phẩm cùng với giá bán. Họ lồng thêm vào đó tiếng giới thiệu sản phẩm và một số hiệu ứng đặc biệt.
 Trong các quảng cáo của Apple, họ không hề cung cấp thông tin về nơi bán sản phẩm, hay làm sao để mua. Thay vào đó, những mẩu quảng cáo và thông điệp làm Marketing họ mang đến đều tuân theo một công thức: “Cho khách hàng thấy sản phẩm, rồi để tự nó truyền tải thông tin.”
Cách marketing hiệu quả là bỏ qua những thứ âm thanh ầm ĩ, cắt giảm nội dung xuống tới mức tối thiểu và chỉ “show” ra những hình ảnh đơn giản nhất, đủ để truyền tải thông tin mà bạn cần. Bạn cũng không cần phải dùng đến những thuật ngữ cao siêu, bởi như thế nội dung quảng cáo sẽ càng khó tiếp cận đến khách hàng.
Bài học 2: Sử dụng sản phẩm thật để quảng cáo
Apple có dư ngân sách để đưa sản phẩm của họ lên chương trình truyền hình hoặc phim ảnh, nhằm quảng bá thương hiệu. Nhưng họ lại thích bắt đầu từ những bước nhỏ hơn.
Theo đó, chiêu bài của Apple là gửi sản phẩm cho những người có sức ảnh hưởng tới công chúng. Tự các nhân vật này sẽ chia sẻ quan điểm của mình về sản phẩm này lên các trang mạng xã hội như Instagram hay Snapchat. Khi các bài viết được chia sẻ một cách chóng mặt, tức là Apple đã gieo hạt thành công và họ chỉ chờ đến lúc hái quả mà thôi.
Bài học 3: Áp dụng lực đòn bẩy từ các bài đánh giá
Apple rất thành công khi nhận được các bài đánh giá tốt từ khách hàng và bạn cũng nên làm như thế. Tạo cơ hội trải nghiệm hoặc gửi mẫu thử cho khách hàng để đổi lấy lời đánh giá xuất hiện trên các phương tiện mạng xã hội, hoặc các trang đánh giá công nghệ cũng là một ý tưởng hay.
Thường thì khách hàng sẽ rất thoải mái khi bạn yêu cầu họ nêu đánh giá cá nhân, bù lại họ sẽ được một phiếu giảm giá hoặc một quyền lợi đặc biệt nào đó. Hãy chắc rằng những bài đánh giá đều có hiển thị tên lẫn ảnh đại diện của khách hàng. Nếu đó là mối quan hệ B2B (quan hệ giữa 2 doanh nghiệp với nhau), hãy dẫn đường link liên kết ngược lại đến trang web của họ để tăng mức độ tin cậy hơn.
Bài học 4: Tập trung vào những giá trị “độc nhất vô nhị” thay vì đánh vào giá cả
Một bài học Marketing khác biệt của Apple là chẳng bao giờ tham gia vào các cuộc chiến giá cả. Họ có riêng một mức giá và thường là cao hơn các đối thủ khác. Họ có thể làm được điều này là bởi chính những giá trị “độc nhất vô nhị” trên sản phẩm, mà không bất kì đối thủ nào có thể so bì được.
Bên cạnh đó, Apple cũng tập trung vào việc đem lại trải nghiệm người dùng tốt với những tính năng tuyệt vời, cùng kho ứng dụng vô cùng phong phú. Dù là thiết bị gì chăng nữa, Apple luôn khiến khách hàng cảm thấy số tiền họ bỏ ra là xứng đáng, mặc dù giá iPhone, iPad, MacBook luôn cao hơn các sản phẩm khác trên thị trường.
Bài học 5: Nêu bật được giá trị cốt lõi của sản phẩm
Khách hàng luôn muốn biết giá trị cốt lõi trong sản phẩm của bạn, để từ đó họ cảm thấy thoải mái khi mua và sử dụng món hàng. Những giá trị cốt lõi này nên bám sát vào từng sản phẩm và cần phải có sự liên kết chặt chẽ, từ bao bì, cửa hàng cho đến nội dung quảng cáo.
Sự thống nhất trong thông điệp truyền tải sẽ càng giúp củng cố niềm tin nơi khách hàng, hãy nhớ rằng: thương hiệu của bạn luôn cung cấp đúng những giá trị cốt lõi mà người dùng mong muốn.
Bài học 6: Tạo nên trải nghiệm, đừng chỉ đơn thuần là sản phẩm vô tri vô giác
Việc tạo nên một sản phẩm không hề khó, nhưng không phải ai cũng có thể đem lại cảm giác trải nghiệm khiến người dùng nhớ mãi và muốn quay lại tiếp tục sử dụng sản phẩm đó.
Nhờ có sự kiện ra mắt trông như một buổi đại nhạc hội rock, cho đến các video quảng cáo đẹp như trên phim, hay các cửa hàng bán lẻ lẫn online với nhiều trải nghiệm thú vị, Apple đã thu hút khách hàng đến với họ nhiều hơn.
Để tạo nên trải nghiệm thú vị cho khách hàng, bạn có thể  sử dụng nghệ thuật dẫn chuyện nhằm khơi gợi cảm xúc ở họ. Một khi khách hàng “đắm chìm” trong cảm xúc, đây không chỉ đơn thuần là bỏ tiền ra mua 1 sản phẩm, mà thực tế là một cuộc dạo chơi đầy thú vị.
Bài học 7: Sử dụng ngôn ngữ của khách hàng để giao tiếp với chính họ
Do đã nghiên cứu đối tượng khách hàng từ trước, Apple biết cách giao tiếp với khách hàng bằng chính ngôn ngữ của khách hàng. Điều này giúp tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người bán và người mua hơn, nhờ đó doanh số cũng được thúc đẩy.
Bằng cách tránh đề cập đến các điều khoản khiến khách hàng bị hoang mang, Apple đã tìm ra một hướng làm marketing khác biệt, tiếp cận khách hàng tốt hơn mà các đối thủ cạnh tranh vẫn chưa thể theo kịp. Hãy tập trung nghiên cứu các đối tượng khách hàng của bạn, cách họ tương tác và trò chuyện trên các trang mạng xã hội như thế nào, và từ đó giao tiếp với họ, đưa ra những sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần nhất, sử dụng những từ ngữ mà họ thường dùng.
Bài học 8: Luôn tạo ra những điều bí ẩn khiến khách hàng tò mò
Chiến dịch marketing thành công nhất của Apple chính là tạo nên những “lớp màn bí ẩn” quanh các sản phẩm sắp ra mắt của họ và cố gắng giữ bí mật đó đến khi sự kiện ra mắt được chính thức diễn ra.
Điều này khiến khách hàng trở nên “điên cuồng” hơn, sẵn sàng chi ra số tiền lớn để tậu ngay sản phẩm ấy về thay vì mảy may ngồi suy nghĩ liệu họ có cần đến những thứ Apple đang quảng cáo hay không.
Tuy nhiên, Apple còn cao tay hơn khi tung ra một vài thông tin rò rỉ về sản phẩm mới, hoặc tạo ra tin đồn nhằm “thêm gia vị”, khiến thiết bị đó càng thêm hấp dẫn. Thật sự mà nói, Apple rất biết cách khuấy động khách hàng của họ.
Ngoài ra, khác với các nhà sản xuất đối thủ, Apple sẽ không sẽ nói hết tất cả thông tin cho người dùng biết về sản phẩm. Để đạt hiệu quả quảng cáo, họ muốn gây kích thích trước bằng cách lấp lửng và khiến người dùng phải tự “đâm đầu” vào tìm hiểu thêm.
Bài học 9: Sử dụng ngôn ngữ cảm xúc đưa vào các thông điệp quảng cáo
Apple thường đem vào chiến dịch quảng cáo những cung bậc cảm xúc khác nhau, bởi đây là cách dễ chiếm được trái tim người dùng nhất. Nếu bạn để ý, các hình ảnh quảng cáo của Apple chỉ xoay quanh việc diễn viên đang rất vui vẻ trải nghiệm iPad hay iPhone thay vì cứ nhấn vào cấu hình mạnh hay pin trâu.
Nội dung, hình ảnh càng thể hiện được cảm xúc vui vẻ hay thích thú, lại càng được nhiều người quan tâm, chia sẻ hơn, nhờ đó độ phủ của chiến dịch làm Marketing lại càng rộng.
Bài học 10: Sử dụng hình ảnh trực quan đi kèm thông điệp
Chúng ta đang sống trong thế giới mà từ ngữ lúc nào cũng “đập” vào mắt liên tục, đến mức người xem muốn ngộ độc. Đó là lý do vì sao nội dung video đang trở nên dần phổ biến, bởi chúng sử dụng từ ngữ ít hơn và tất nhiên hình ảnh sẽ gây chú ý hơn. Hãy ghi nhớ bài học Marketing này, vì bạn sẽ thấy nó áp dụng ở mọi lúc mọi nơi.
Thậm chí, một số đoạn quảng cáo  của Apple, cách làm Marketing hiệu quả là chỉ gói gọn trong 10 từ. Hãy nhớ rằng từ ngữ không phải là tất cả để khách hàng có thể chú ý đến. Khi tạo chiến dịch Marketing, từ ngữ càng ít thì lại càng thu hút, bởi lẽ hình ảnh sẽ khơi gợi cảm xúc nơi người xem nhiều hơn.
Nguồn: st






Bài đăng phổ biến từ blog này

Bằng cấp Đại học Nam Columbia Được Kiểm Định và Công nhận tại Việt Nam

Tân Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Cựu học viên Columbia Southern University

Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh - Bí quyết hoàn tất trong thời gian ít hơn hai năm