Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2016

Để Tiếp Cận Các Nền Giáo Dục Tiên Tiến

Hình ảnh
( TTM ) Giữa "cơn bão" du học nước ngoài, giáo sư Pierre Darriulat - chủ nhân giải thưởng “Vì sự nghiệp Văn hoá và Giáo dục” năm 2016 của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã chỉ ra vấn đề vô cùng đáng suy nghĩ: chúng ta chưa xác định rõ những kỹ năng nào cần phải học hỏi cho đất nước. Tiếp cận hệ thống giáo dục tiên tiến là chìa khóa thành công ( thoidaimoi ) Nếu bạn không thể du học ngay trong thời điểm này. Đừng quá lo lắng. Vì chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại nơi ‘không có gì là không thể thành hiện thực’. Thay vì di chuyển theo học tại quốc gia nào đó, bạn vẫn có thể nhận được những kiến thức giá trị nhất và bằng cấp chất lượng quốc tế thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến (E-Learning) - hệ thống giáo dục tiên tiến mang tính thời đại và rất phát triển trên thế giới. E-Learning - Xu hướng giáo dục hiện đại ( thoidaimoi ) Dưới đây  là những lý do phổ biến nhất giải thích tại sao sinh viên lại lựa chọn phương pháp học theo hình thức E-Learning 1. Linh Hoạt (Flexibi

Sống Và Dạy Trẻ Với Các Màng Hình

Hình ảnh
Khác với các thế hệ trước, hiện trẻ được sinh ra và lớn lên trong một môi trường với vô vàn loại màn hình (TV, games, Ipad, máy tính, điện thoại di động,…). Trẻ tiếp cận với màn hình rất sớm nhưng các phương tiện thông tin mới này không phải chỉ cho toàn là lợi ích, nhất là khi nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ rất là cần thiết… Khả năng dùng các màn hình không bẩm sinh. Từng bước, trẻ cần được giải thích để nắm rõ tiện lợi và hiểm nguy của công cụ này và học cách đối xử để chúng thận trọng, sử dụng có suy nghĩ và làm chủ – chứ không là nạn nhân- của các phương tiện thông tin. Đối thoại với trẻ bắt đầu từ gia đình. Trường học tiếp tục sau đó để từ từ cho trẻ biết dùng các màn hình, các phương tiện thông tin như máy tính bảng, internet, các mạng xã hội, …dùng với những cẩn mật cần thiết. Cha mẹ cũng không nên sử dụng màn hình suốt ngày trước mặt trẻ: chúng có khả năng bắt chước rất giỏi và sẽ thành “nghiện màn hình”, như cha mẹ – nếu cha mẹ nghiện. Lúc đó mọi giáo dục sẽ thành vô cùn

Tâm sự của cụ ông 70 tuổi lấy bằng thạc sỹ luật

Hình ảnh
1. Thạc sĩ luật tuổi 70 tự bạch Ba cái được lớn nhấtcủa việc học là: hiểu biết hơn về con người, về cuộc sống, tự tin hơn; lo việc nhà và điều hành công việc HTX tốt hơn; giúp đỡ người khác có hiệu quả hơn. Ông Lương Tuyển, người sắp bảo vệ luận văn thạc sĩ Luật ở tuổi 70 chia sẻ.   "Hồi nhỏ, tôi chỉ được đi học ở trường phổ thông có 3 năm”, ông Lương Tuyển kể. Ông sinh tháng 2/1947 ở thôn Tân Quang (xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), mồ côi mẹ lúc 5 tuổi, đến năm 8 tuổi cha cũng mất, ông cùng 2 người em được ông bà ngoại nuôi. Vườn trái cây nhà ông Tuyển 2. Học, học, học nữa Vừa đi học vừa đi chăn bò, đến lớp 3 thì ông phải bỏ học. Tuy nhiên, bằng việc tự học và theo học một số lớp bổ túc, cho đến trước khi bị bắt lính vào quân đội Sài Gòn cũ, ông cũng học tới lớp đệ tứ (lớp 9), lấy được bằng trung học đệ nhất cấp (tương đương THCS hiện nay). Thời gian đi lính, ông làm nhân viên xét nghiệm ở bệnh viện quân đoàn 2, quân đội Sài Gòn tại Pleiku, Gia Lai. Sau 1975, ông Tuy

Thạc sỹ QTKD Columbia Southern University

Hình ảnh
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Trường Đại học Nam Columbia (CSU) được thiết kế linh hoạt, chú trọng vào việc vận dụng nội dung thực tiễn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị. Đặc biệt tại Việt Nam, CSU cung cấp khóa đào tạo (MBA) gồm nhiều chuyên ngành để học viên lựa chọn như: MBA/Tài chính; MBA/Quản trị nguồn nhân lực; MBA/Marketing;  MBA/Quản trị dự án; MBA/Hành chính công và MBA/Quản trị chăm sóc sức khoẻ. Với đội ngũ giảng viên và nhân viên tận tình, Đại học Nam Columbia cam kết đáp ứng các dịch vụ đặc biệt để giúp học viên đạt được ước m ơ nghề nghiệp. * Ưu điểm của chương trình ü   Đại học Nam Columbia là một trường đại học trực tuyến hàng đầu, xuất sắc tại Hoa Kỳ, cung cấp các chương trình đào tào ở các bậc học từ Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ; ü   Được DEAC Kiểm định tại Hoa Kỳ; ü   Được bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép và công nhận văn bằng; ü   Chương trình đào tạo nguyên gốc 100% như đào tạo tại Hoa Kỳ; ü   Chương trình lâu năm, uy tín,

Câu chuyện về người bị gọi lên vì dám cho sinh viên nghe "đài địch"

Hình ảnh
Về một người Thầy lớn Trong ký ức của nhiều nhà ngoại giao, họ vẫn nhớ như in hồi đi sơ tán, “thầy Hoàng Túy mỗi lần đi dạy đều mang theo chiếc đài Orionton". Họ được thầy cho nghe đài VOA, rồi BBC. Thầy Hoàng Túy Khoảng đầu những năm 2000, Đài Truyền hình Hà Nội có ý định giới thiệu chân dung ông Hoàng Túy với tư cách một dịch giả. Hồi đó, ông Hoàng Túy đã cùng với các dịch giả khác dịch một số sách như Chiến bại, Hãy để ngày ấy lụi tàn, Sống trong bóng tối, Kẻ tư hữu, Phát hiện Ấn Độ, Cây người, Hồi ký Churchill, hay 1 số tập trong Thiên tình sử Angelique. Khi phóng viên Đài Truyền hình tới đặt vấn đề, ông Hoàng Túy nhẹ nhàng trả lời: “Nếu cháu muốn dựng chân dung một dịch giả thì tốt nhất nên liên hệ với bác Phạm Mạnh Hùng về tiếng Nga, hoặc bác Dương Tường về tiếng Anh. Còn bác chỉ là một chuyên gia tiếng Anh, có dịch xuôi, dịch ngược, nhưng phần lớn thời gian bác dành cho việc dạy học.” Quả đúng như vậy, kể từ sau khi rời Trường Ngoại giao vào năm 1976 sang Nhà Xuất bản Ngoại