Bằng cấp Đại học Nam Columbia Được Kiểm Định và Công nhận tại Việt Nam
Xu hướng “xính ngoại”, ưa chuộng bằng cấp quốc tế đã khiến
nhiều người đua nhau theo học các chương trình quốc tế. Từ các khóa du học ngắn
hạn tới các chương trình đào tạo từ xa đua nhau đưa ra các ưu đãi và hứa hẹn
giá trị bằng cấp hấp dẫn. Rất nhiều người vì chủ quan không tìm hiểu nên tiền mất,
tật mang theo học phải các chương trình kém chất lượng, các đơn vị đào tạo ma
hay nhưng chương trình không được Bộ Giáo dục Việt Nam công nhận. Vậy nên, Bộ
đã đưa ra những cảnh báo sau đây để mọi người có thể lựa chọn đúng các chương
trình chất lượng.
Cảnh báo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đối với các chương trình đào tạo từ xa
Hiện tại Bộ Giáo dục vàĐào tạo chưa cho phép chương trình
đào tạo từ xa do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo tại Việt Nam hoạt động. Chỉ
có duy nhất chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do Hội khuyến học
Việt Nam tư vấn và hỗ trợ trường Đại học Nam Columbia, Hoa Kỳ thực hiện là được
Bộ cấp phép hoạt động từ hơn 10 năm nay.
Do đó người học không nên theo các chương trình đào tạo trực
tuyến tại Việt Nam nếu chương trình đó chưa được cấp phép hoạt động.
Các bạn có thể tham khảo thêm về chương trình thạc sĩ quản
trị kinh doanh của trường Đại học Nam Columbia tại đây: columbiasouthern.edu.vn
Cảnh báo đối với các
chương trình đào tạo liên kết quốc tế
Đối với các chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam, người
học cần tìm hiểu thật kỹ xem chương trình đó có được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép liên kết đào tạo tại Việt Nam hay không. Danh sách các chương trình liên kết
đào tạo đã được phê duyệt và đăng tải công khai nên học viên có thể dễ dàng tìm
kiếm hoặc bạn có thể tham khảo thêm tại: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bang-Thac-si-Tien-si-dao-tao-tu-xa-gan-mac-nuoc-ngoai-khong-duoc-cong-nhan-post180556.gd
Tại Hoa Kỳ, việc đánh giá kiểm định của một trường đại học được xem là bước quan trọng nhất để xác định chất lượng của chương trình học cũng như giá trị của tấm bằng tốt nghiệp.
Kiểm định vùng (regional accreditation),
Kiểm định quốc gia theo tôn giáo (national faith-related accreditation)
Kiểm định quốc gia theo nghề nghiệp (national career-related accreditation)
Kiểm định chuyên ngành (programmatic accreditation).
Ngoại trừ kiểm định chuyên ngành chỉ tập trung vào một số chương trình chuyên biệt, các loại còn lại được xem là loại kiểm định phổ biến nhất. Loại kiểm định của trường sẽ phản ánh các đặc điểm về xu hướng đào tạo, giá trị được công nhận cũng như chất lượng của tấm bằng do trường cấp. Để xác định một trường thuộc loại kiểm định nào có thể nhìn vào tổ chức kiểm định trường đó để biết. Hoa Kỳ hiện có 6 tổ chức kiểm định vùng và một số các tổ chức kiểm định quốc gia được công nhận. Đây đều là các tổ chức độc lập, được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE) và Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA) công nhận. CHEA là tổ chức kiểm định đại học, chứng nhận các tổ chức kiểm định hợp pháp tại Hoa kỳ.
Website của CHEA: http://www.chea.org
Để được các tổ chức kiểm định này công nhận, các trường phải trải qua sự đánh giá thường xuyên về nhiều mặt như giáo trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ sinh viên… Quá trình kiểm định chất lượng giáo dục nhằm đưa ra các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường cao đẳng, đại học.
Uỷ ban Kiểm định Giáo dục Từ xa – DEAC
1601 18th Street, N.W. Suite 2, Washington, D.C. 20009
www.deac.org
—–
CSU đã được kiểm định bởi Uỷ ban Kiểm định Giáo dục Từ xa – DEAC. DEAC được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ xếp loại là cơ quan kiểm định cấp quốc gia và là thành viên của Hội đồng Công nhận Giáo dục Đại học Hoa Kỳ (CHEA). Tất cả các chương trình của CSU tại Hoa Kỳ cũng như Việt Nam đều được DEAC trực tiếp kiểm định chất lượng. Đối với chương trình quốc tế của hệ thống các trường trực thuộc. chương trình Việt Nam là chương trình đầu tiên do DEAC trực tiếp kiểm định và công nhận.
CÔNG NHẬN TẠI VIỆT NAM
Văn bằng của trường đại học Nam Columbia được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam công nhận
Văn bằng của trường đại học Nam Columbia được
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam công nhận
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam công nhận
Theo quy định hiện hành, học viên Việt Nam tham gia các chương trình đào tạo quốc tế bằng các hình thức du học, liên kết đào tạo, đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa… của các cơ sở đào tạo nước ngoài, sau khi nhận bằng tốt nghiệp – nếu có nguyện vọng công nhận văn bằng – đều phải thực hiện các Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 và Thông tư số 26 /2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viên tham gia các chương trình đào tạo của trường Đại học Nam Columbia sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu công nhận văn bằng, sẽ được CITC hỗ trợ nộp hồ sơ cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD & ĐT).
Hồ sơ công nhận văn bằng bao gồm:
Văn bằng sau khi được công nhận:
Học viên tham gia các chương trình đào tạo của trường Đại học Nam Columbia sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu công nhận văn bằng, sẽ được CITC hỗ trợ nộp hồ sơ cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD & ĐT).
Hồ sơ công nhận văn bằng bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận văn bằng;
- bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm;
- bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm của CSU;
- Chứng chỉ ngoại ngữ: TOEFL tối thiểu đạt 530 (PBT) | 71 (iBT) hoặc chứng chỉ IELTS tối thiểu đạt 6.5 hoặc Văn bằng đại học chuyên ngành tiếng Anh (tốt nghiệp trước khi tham gia khóa học tại CSU).
Văn bằng sau khi được công nhận:
- Sẽ là căn cứ xác nhận về trình độ đào tạo của người có văn bằng để tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
- Văn bản công nhận văn bằng có giá trị pháp lý để người có văn bằng sử dụng văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.