NHỮNG THỨ QUEN THUỘC LÀM NÊN KHÁC BIỆT
Tôi thừa nhận rằng khó có thể học được một bài học kinh doanh đáng giá từ món cơm cuộn nhưng hãy thử cân nhắc tới câu chuyện về California Roll (loại sushi cuốn lộn ra ngoài – inside out, nghĩa là lá rong biển nằm ở trong cuốn sushi) sau.
Hiểu được cách California Roll đã làm để tạo ra sự ảnh hưởng của món ăn truyền thống Nhật Bản với người Mỹ có thể giúp bạn nhận thức được điều gì làm nên thành công và thất bại của một sản phẩm.
Nếu từng cảm thấy thất vọng vì không thể thu hút được khách hàng, bạn có thể đồng cảm với chủ các cửa hàng sushi Nhật Bản tại Mỹ những năm 1970. Lượng tiêu thụ sushi gần như không có.
Theo đánh giá, người Mỹ sợ những thực phẩm như vậy. Ăn cá sống là một sự bất thường, hơn nữa nữa đậu phụ và tảo biển lại là những món ăn khá lạ lẫm, không phải giống thực phẩm quen thuộc.
Tuy nhiên mọi thứ đã khác khi California Roll xuất hiện. Dù nhiều người vẫn tranh cãi về nguồn gốc xuất sứ của món ăn này nhưng sức ảnh hưởng của nó là không thể chối cãi. California Roll được sản xuất tại Mỹ bằng việc kết hợp các thành phần vốn quen thuộc trong sushi nhưng theo một cách mới mẻ. Cơm, dưa chuột, vừng và thanh cua – duy nhất có một thành phần không mấy quen thuộc với người Mỹ đó là tảo biển được cuộn lại cùng nhau.
Làm thứ quen thuộc trở nên khác biệt
California Roll đã mở ra cánh cửa mới khám phá ẩm thực Nhật Bản và khiến nhu cầu với món ăn này bùng nổ. Một vài thập kỷ sau đó, những nhà hàng sushi vốn chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn ven biển và hầu như chỉ phục vụ khách hàng Nhật Bản bỗng trở thành xu hướng chủ đạo.
Hiện tại, sushi đã được phục vụ không chỉ tại những thành phố lớn mà còn ở cả những vùng nông thôn nhỏ, sân bay, trung tâm thương mại và thậm chí làm món ăn sẵn bán ở các siêu thị. Người Mỹ hiện tiêu thụ lượng sushi trị giá 2,25 tỷ USD mỗi năm.
The California Roll là cánh cửa đưa sushi tới với hàng triệu người Mỹ.
Bài học của California Roll rất đơn giản
Mọi người thường không thích một thứ hoàn toàn mới lạ, họ muốn và chọn dùng những thứ quen thuộc nhưng được làm khác đi. Điều thú vị là bài học này áp dụng được rộng rãi không chỉ trong ngành thực phẩm.
Ví dụ, giao diện người dùng đồ hoạ – cột mốc quan trọng đưa máy tính cá nhân trở nên phổ biến đã sử dụng những biểu tượng trực quan quen thuộc như hình thư mục, thùng rác, cửa sổ để thu hút người thùng thay vì giao diện là những dòng lệnh nhàm chán.
Phong cách thiết kế mô phỏng ban đầu của Apple có thể xem là “California Roll của máy tính cá nhân”. Sự mới lạ nhưng lại vừa có cảm giác quen thuộc trở thành tiêu chuẩn cho các sản phẩm của Apple.
Dẫu vậy, Apple vẫn sử dụng những thử nghiệm và phương pháp đúng đắn bất cứ khi nào công ty muốn người dùng tiếp nhận một thói quen mới.
Ví dụ, việc thiết kế lại Apple Wallet giúp người dùng cảm thấy thoải mái với công nghệ bằng việc thực hiện những lựa chọn thanh toán trông giống như một chiếc thẻ tín dụng mini. Mặc dù không có bất kỳ yêu cầu về mặt kỹ thuật nào buộc phải làm điều này nhưng Apple hiểu sức mạnh thói quen của người dùng.
Như cuốn sách Hooked đã đề cập, những sản phẩm hay giao diện không quen thuộc có thể rất khó được chấp nhận.
Theo BJFogg đến từ phòng thí nghiệm công nghệ tiềm năng của Đại học Stanford, “không theo thông thường” là 1 trong “6 yếu tố đơn giản” gây ảnh hưởng tới khả năng xảy ra hành động của con người.
“Khi con người đối mặt với một hành vi không phải thói quen, họ sẽ thấy nó không hề đơn giản. Để tìm kiếm sự đơn giản, mọi người thường gắn với những thói quen hàng ngày như luôn mua xăng ở cùng một cây xăng dù nó đắt hơn hoặc mất nhiều thời gian hơn so với những lựa chọn khác.
Dĩ nhiên, con người luôn yêu thích những thứ “mới mẻ và được cải tiến” nhưng với một tỷ lệ tương đối khiêm tốn. “Mới mẻ và cải tiến” tốt đối với rất nhiều thứ chúng ta vốn đã quen thuộc nhưng không phải với những sản phẩm vốn không thuộc hệ quy chiếu.
Thật không may là sự chán ghét của con người với những thứ không giống như bình thường đặc biệt gây khó khăn cho các công ty tạo ra những sản phẩm mới mẻ – không quan trọng nó mang lại lợi ích như thế nào. Nếu sử dụng sản phẩm mới không cảm thấy quen thuộc, khách hàng sẽ phải đối mặt với hàng loạt thử thách.
Theo Fogg, “mọi người nhìn chung không muốn được đào tạo và dạy dỗ bởi nó yêu cầu sự nỗ lực. Nói cách khác là chúng ta đa phần khá lười biếng. Do đó những sản phẩm yêu cầu khách hàng phải học quá nhiều điều mới thường không thành công”.
Vậy California Roll của bạn là gì?
Khi mô tả Apple Watch, Jony Ive nói rằng mục tiêu của ông là xây dựng “một thứ quen thuộc nhưng mới lạ”. Đồng hồ thông minh đúng là ví dụ của một đổi mới vẫn còn quá mới lạ đối với hầu hết mọi người. Ive tiết lộ ông bị ám ảnh bởi Digital Crown – nhúm điều khiển vốn được thiết kế rộng rãi trên các mẫu đồng hồ truyền thống. Nhìn chung Jony Ive hiểu mình đang làm gì còn các chuyên gia phân tích thì lạc quan dự đoán Apple có thể bán được 19 triệu chiếc Apple Watch trong năm nay.
Khi tốc độ đổi mới tăng lên, hành vi của con người, chứ không phải các hạn chế về công nghệ sẽ là yếu tố quyết định liệu sản phẩm có được chấp nhận hay loại bỏ. Nếu sản phẩm dịch vụ mới có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống, chúng phải tìm cách thâm nhập, đưa chúng tiếp cận tới khách hàng thông qua những thứ thân thuộc hàng ngày.
Bài học rút ra là gì?
– California Roll tạo ra loại sushi mới cho người Mỹ bằng cách sử dụng những thành phần quen thuộc được sắp xếp theo một cách mới.
– Nguyên tắc California Roll: Mọi người không thích một cái hoàn toàn mới, họ muốn có một thứ quen thuộc nhưng được làm khác đi hơn.
– Mọi thứ mới hoàn toàn đều cần sử dụng mô hình quen thuộc để thu hút người dùng.
– Những thứ không quen thuộc sẽ khó khăn hơn trong việc sử dụng.
Theo Ibiz