Tại sao vô số đứa ‘học dốt’ vẫn thành công hơn bạn?

Bill Gates: ‘Tôi rớt một vài môn cuối kì còn bạn tôi đậu hết. Hiện tại anh ấy là một kĩ sư của Microsoft còn tôi là chủ của Microsoft’.

Bill Gates
Cựu tổng thống Mỹ George W.Bush chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng diễn đạt trước đám đông, nhưng ông cũng kịp thời ghi dấu ấn cho bản thân khi có một bài phát biểu khá sâu sắc và ý nghĩa lúc có mặt trong ngày lễ tốt nghiệp của các sinh viên trường đại học Southern Methodist.

Ông nói: “Đối với các bạn trẻ đã tốt nghiệp trong buổi lễ chiều nay với điểm số cao cùng học lực khá giỏi, tôi có lời khen, ‘Làm tốt lắm.’

Và tôi cũng dành lời khen này cho các bạn học sinh trung bình: Các bạn nữa, cũng đều có thể trở thành tổng thống.”

Với câu nói trên, cựu tổng thống Bush đang tự châm biếm bản thân khi chính ông cũng đã từng đạt được các điểm số rất lẹt đẹt khi còn học cao đẳng. Tuy vậy, cho đến ngày hôm nay – cựu tổng thống Hoa Kỳ lại là một trong những ví dụ kinh điển nhất về việc điểm số thời đi học sẽ không quyết định tương lai sau này của bạn, cũng như là minh chứng cho một cuộc sống luôn đầy ắp những khả năng vô hạn.

Và dù có thích Bush hay không, thì bạn vẫn không thể chối cãi rằng những gì ông nói trong bài phát biểu trên đây là hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, còn nhiều cái tên khác trong lịch sử các tổng thống Mỹ cũng đã từng học rất tệ như John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và cha của Bush – cựu tổng thống George H.W Bush. Bên cạnh danh sách các nhà lãnh đạo “học dở” của cường quốc số một thế giới này, chúng ta còn có thể kể đến những doanh nhân thành công; những con người đã không để dư âm trường học ngăn cản công cuộc chinh phục đỉnh cao vinh quang của mình.

Những cái tên nổi bật nhất đầu tiên có thể kể đến là Steve Jobs khi ông chưa bao giờ học xong đại học – cũng giống như Bill Gates và Mark Zuckerberg. Các trường hợp tương tự như nữ tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới, Elizabeth Holmes, người vẫn đang là niềm cảm hứng cho cuộc cách mạng y học, cũng bỏ ngang đại học Stanford để theo đuổi ước mơ của mình. Theo sau có thể kể đến tỉ phú Richard Branson – người bị chứng khó đọc và đã bỏ học từ năm 15.

Hãy nghe nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Neil deGrasse phát biểu trong bài diễn văn của ông tại đại học Massachusetts Amherst như sau: “Điểm số của bạn, hay còn gọi là GPA (điểm số học tập trung bình), sẽ dần trở nên lỗi thời và không bắt kịp với nhịp sống ngày một thay đổi của bạn. Hãy nhớ rằng cuộc đời không hỏi hay cần bạn phải trưng GPA ra để có được một công việc tốt hoặc nhận lương cao. GPA thực sự rất quan trọng khi bạn còn ngồi trên ghế giảng đường, và – chấm hết!

Tựu chung, GPA sẽ không bao giờ là nhân tố có thể định hình cuộc sống sau này của bạn sướng hay khổ.

Sự thông minh là một nhân tố chủ quan, và thành tích học tập không phải là một cách chính xác để đo lường nó.
Ảnh minh họa

Sự thành công của một người học sinh hay sinh viên dựa trên khả năng thích nghi của người ấy với một hệ thống cố định – và đã là hệ thống cố định, thì đương nhiên không bao giờ có thể bì được với sự chuyển biến khôn lường ngày qua ngày của thế giới ngoài kia.

Tính cách của một con người, những kinh nghiệm, những mối quan hệ – và chắc chắn không bao giờ là điểm số, mới là những thứ sẽ có thể định hình cuộc sống của họ. Thành công đòi hỏi sự đam mê, sự kiên trì, trí tuệ cảm xúc và kĩ năng có thể hiểu cũng như biết quý trọng thất bại. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta thất rất nhiều học sinh hoặc sinh viên trung bình, những người chỉ đạt loại C, những người ít ai đặt niềm tim vào nhất, lại đang điều khiển thế giới. Họ là những cá nhân hiểu rõ nhất sự đấu tranh là gì, và đôi khi phải trải qua nhiều cơn thăng trầm cũng như thử thách hơn người ngoài thấy.

Nhưng tôi cũng không nói rằng bạn sẽ thành công nếu học cực tệ ở trường, nhưng là dù cho có học thật xuất sắc đi chăng nữa – bạn cũng đừng nghĩ rằng mình sẽ “ngon lành” khi bước vào đời. Điểm số chỉ là những con chữ tạm thời được phân bổ trên một trang giấy, còn thành công thực sự là những gì bạn làm khiến thế giới thay đổi và được công nhận.

Vì vậy, nếu có lỡ tốt nghiệp cao đẳng hay cấp 3 với điểm số trung bình. Đừng nản lòng. Cuộc sống đầy những biến động khó lường đi cùng với các nốt trầm bổng khác nhau. Và có thể bạn không tin, nhưng giáo dục thật sự chỉ bắt đầu sau khi bạn rời khỏi nhà trường và bắt đầu hành trình dấn thân vào đời.

Không bao giờ ngừng học hỏi, không bao giờ từ bỏ và hãy luôn tận hưởng từng giây phút trong chuyến hành trình của đời mình“.

Theo POSE

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bằng cấp Đại học Nam Columbia Được Kiểm Định và Công nhận tại Việt Nam

Tân Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Cựu học viên Columbia Southern University

Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh - Bí quyết hoàn tất trong thời gian ít hơn hai năm